Xsmn T4

Ngày 2.10, tại TP.HCM, Bộ NN-PTNT tổ chức hội thảo "Vai trò của hợp tác công - tư trong triển khai Đ fb

【fb】Tăng lợi nhuận nhờ trồng 'lúa xanh'

Ngày 2.10,ănglợinhuậnnhờtrồnglúfb tại TP.HCM, Bộ NN-PTNT tổ chức hội thảo "Vai trò của hợp tác công - tư trong triển khai Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030".

Tăng lợi nhuận nhờ trồng "lúa xanh" - Ảnh 1.

Sản xuất “gạo xanh”, giúp giảm chi phí và tăng lợi nhuận, tăng giá trị hạt gạo

Công Hân

Giảm chi 9.500 tỉ đồng, tăng thu 7.000 tỉ đồng

Phát biểu khai mạc hội thảo, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam nhấn mạnh: Đề án 1 triệu ha lúa gạo chất lượng cao giảm phát thải không chỉ liên quan vấn đề kỹ thuật mà còn liên quan sinh kế của hơn 1 triệu hộ nông dân. Cho nên ngoài câu chuyện kinh tế, môi trường, việc này còn có ý nghĩa xã hội rất lớn. Thế nên đề án nhận được sự quan tâm và đồng hành của Ngân hàng Thế giới (WB) và nhiều tổ chức môi trường xã hội khác. 

Kêu gọi sự tham gia của cộng đồng doanh nghiệp (DN) trên tinh thần tự nguyện, ông Nam cho biết VN hiện có 180 DN hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu gạo nhưng chỉ mới có 50 DN có hoạt động hợp tác, liên kết với nông dân. Trong số này chỉ có một vài DN tổ chức được mô hình bài bản và hoàn chỉnh.

Như vậy, chỉ đơn giản là áp dụng quy trình kỹ thuật mới vào canh tác trên diện rộng thì lợi nhuận có thể tăng lên tới 16.500 tỉ đồng/năm. Đây là con số lớn và chúng ta cần quyết tâm thực hiện.

Phó cục trưởng Cục Trồng trọt Lê Thanh Tùng

Ông Nam cho biết thêm là Bộ đang gấp rút hoàn thiện đề án, trình Chính phủ sớm ký quyết định ban hành để có thể áp dụng ngay trong vụ lúa đông xuân sắp tới. Mục tiêu của đề án là vào năm 2025 lợi nhuận của người trồng lúa tăng ở mức 40% và hơn 50% vào năm 2030. Bên cạnh đó còn đẩy mạnh chế biến phụ phẩm để tăng nguồn thu và nguồn thu từ bán chứng chỉ carbon.

Giải thích chi tiết về đề án, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) Lê Thanh Tùng nói: Mục tiêu của đề án là đưa các chương trình sản xuất lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu vào quy trình sản xuất. Theo đó sẽ đẩy mạnh sử dụng giống lúa xác nhận, giảm lượng lúa giống sử dụng, giảm lượng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng nước tiết kiệm... bên cạnh đẩy mạnh cơ giới hóa. Hiện tại có nhiều mô hình sản xuất lúa thông minh được triển khai đã chứng minh tính hiệu quả của nó. Trong giai đoạn đầu sẽ đưa chi phí sản xuất giảm 20%, tương đương chi phí đầu tư tiết kiệm được có thể lên tới khoảng 9.500 tỉ đồng.

Thông qua việc áp dụng quy trình canh tác lúa bền vững, tổ chức lại sản xuất sẽ góp phần đảm bảo ổn định sản lượng và dự kiến giá bán lúa sẽ tăng 10% so với cách canh tác truyền thống. Với giá lúa bình quân 5,1 triệu đồng/tấn, giá tăng 10% góp phần tăng doanh thu thêm 7.000 tỉ đồng/năm (năng suất 1 triệu ha có thể tương đương 13 triệu tấn lúa).

"Như vậy, chỉ đơn giản là áp dụng quy trình kỹ thuật mới vào canh tác trên diện rộng thì lợi nhuận có thể tăng lên tới 16.500 tỉ đồng/năm. Đây là con số lớn và chúng ta cần quyết tâm thực hiện", ông Tùng nói.

Đối với vấn đề môi trường, theo kinh nghiệm từ dự án VnSAT (Chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại VN) và các dự án trồng lúa giảm phát thải trước đây thì việc áp dụng các quy trình canh tác tại vùng chuyên canh có thể giảm phát thải khí nhà kính trung bình 5 tấn/ha. Bên cạnh đó, việc quản lý rơm rạ tốt hơn, được thu gom và tái sử dụng sẽ không gây tác hại xấu đến môi trường mà còn góp phần tăng giá trị hạt gạo. Trung bình sản xuất 1 tấn lúa tạo ra 0,6 tấn rơm với giá bình quân 300.000 đồng/tấn rơm. Việc thu hoạch này sẽ thu thêm trên 2.000 tỉ đồng/năm, nếu đạt tỷ lệ 100% rơm được thu gom và tiêu thụ.

Cần đẩy nhanh tiến độ giải ngân dự án

Các đại biểu tham dự hội thảo góp ý, trong cây lúa phần rơm thường được tận dụng và hiện nay việc mua bán khá phổ biến, nhưng phần gốc rạ có lượng sinh khối còn nhiều hơn, chưa kể vỏ trấu… tất cả cần phải được áp dụng cơ giới hóa để tận dụng và thương mại hóa nhằm tăng thu nhập cho người nông dân.

Ông Trần Trương Tấn Tài, Tổng giám đốc Công ty TNHH lúa gạo VN (Vinarice), thông tin DN này đang tổ chức sản xuất lúa chất lượng cao xuất khẩu vào các thị trường cao cấp như EU, Mỹ với giá bán từ 980 - 1.100 USD/tấn. Công ty có 25.000 ha diện tích hợp tác sản xuất với bà con nông dân. Tuy nhiên, vấn đề hạ tầng giao thông nông thôn, cầu đường rất kém ảnh hưởng đến hoạt động của DN.

 WB "bao tiêu" tín chỉ carbon  

Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết: WB đã cam kết mua theo nghĩa vụ các tín chỉ carbon từ đề án sản xuất lúa này với giá khoảng 10 USD/tấn (tín chỉ). Và 1 ha lúa có khả năng giảm phát thải từ 5 - 10 tấn carbon, như vậy nguồn thu có thể tăng thêm từ việc bán tín chỉ này thêm 50 - 100 USD/ha/năm. Nhưng câu chuyện không chỉ là tăng thêm thu nhập từ việc bán tín chỉ mà là việc gia tăng giá trị hạt gạo nhờ "thương hiệu gạo xanh".

"Vì lúa sau khi thu hoạch 10 tiếng mà không được phơi sấy đúng cách sẽ giảm chất lượng ngay. Đây là hạn chế cần được giải quyết để sản xuất lúa chất lượng cao. Cần đầu tư cho khâu thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch vì đây vẫn là điểm yếu của ngành lúa gạo VN", ông Tài cho biết và góp ý sản xuất phải gắn với thị trường nhưng đề án mới xác định hướng sản xuất bền vững mà chưa xác định được thị trường mục tiêu. Ngoài ra còn phải nâng cao nhận thức cho người dân vì tình trạng nông dân "lật kèo" DN vẫn phổ biến khi giá lúa tăng.

Tăng lợi nhuận nhờ trồng "lúa xanh" - Ảnh 4.

Ông Nguyễn Ngọc Sơn, đại diện Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (Giz), cho biết sẽ tích cực hợp tác với Bộ NN-PTNT để thực hiện thành công đề án trên. Trong nhiều năm qua, Giz đã triển khai 2 chuỗi ngành hàng là xoài và lúa gạo bền vững ở VN. Hiện tại, dự án gạo triển khai trên khoảng 200 ha và VN đã có sản phẩm gạo được cấp chứng nhận gạo bền vững SRP. Sản phẩm đang được đưa đi giới thiệu ở nhiều nơi trên thế giới và được đánh giá cao.

Ông Cao Thăng Bình, chuyên gia cao cấp về nông nghiệp của WB tại VN, khẳng định: WB cam kết hỗ trợ vốn cho đề án 400 triệu USD, con số này có thể tăng nếu VN có đề xuất. Tuy nhiên, vấn đề là VN phải đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án nói chung. Thực tế, thời gian qua nhiều dự án rất chậm. Bên cạnh đó, Bộ NN-PTNT cần làm rõ cơ chế tiếp cận nguồn vốn. Cách tốt nhất là không nên tổ chức thành các dự án thành phần của từng địa phương mà gom chung lại thành một dự án quốc gia để đẩy nhanh tiến độ thực hiện.

"Dựa trên diện tích sản xuất được tổ chức và công cụ đo đếm của WB, chúng tôi hy vọng có thể chuyển tiền cho đề án này chỉ trong 2 - 3 lần. Ngoài ra một số tổ chức khác thuộc WB cũng có thể tăng mức tài trợ cho dự án thêm so với con số cam kết ban đầu là 100 triệu USD", ông Bình cho biết. 

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap