Truy cập Facebook cá nhân của một người bán hàng online,ủPhoneFarmhélộsựthậtvềtươngtáckhủngtrênmạngxãhộnhà cái cá cược Hoàng Trang bất ngờ khi tài khoản có hơn 20.000 lượt theo dõi. Một số post của người này có cả nghìn like, nhưng đa số người bấm like không kết bạn với chủ tài khoản, không cập nhật nội dung, chỉ có ảnh đại diện.
Thực tế, trên mạng xã hội như Facebook, việc số lượt theo dõi, lượt thích và bình luận trong ảnh hoặc status vượt số lượt kết bạn của tài khoản không hiếm. Hình thức này dễ dàng được tìm thấy trên các tài khoản cá nhân của người bán hàng online, hay những fanpage nghe tên xa lạ, không có tick xanh nhưng tương tác cao bất thường.
"Trừ nội dung tranh cãi được nhiều người chú ý, đa số tài khoản bình thường, tức không phải người nổi tiếng hay KOL tên tuổi, mà có số lượt thích, bình luận cao vọt cho một nội dung không đặc biệt đều có thể là do mua tương tác từ bên thứ ba", Hoàng Nam, chuyên gia trong lĩnh vực marketing online ở TP HCM, nói. "Việc sử dụng bot tạo view ảo, like ảo đã bị các nền tảng truy quét, không còn hoạt động từ lâu, nên nhiều người tìm đến PhoneFarm".
Theo anh Nam, không như các chiêu trò tương tác ảo trước đây, việc "kích like" từ PhoneFarm được thực hiện bằng hàng trăm smartphone, tức là tương tác thật nên lách được hệ thống kiểm duyệt của các mạng xã hội. Không chỉ Facebook, nhiều người cũng tìm đến dịch vụ PhoneFarm để tăng lượt xem video TikTok, YouTube, tăng lượt theo dõi và "làm đẹp" cho tài khoản mạng xã hội khác để thu hút người mua hàng, thu hút quảng cáo...
"Những lượt thích, chia sẻ, bình luận mà bạn thấy trên mạng xã hội mỗi ngày rất có thể đến từ một PhoneFarm nào đó, chứ thực tế không có người dùng nào cả", anh Nam nói.
PhoneFarm đang nở rộ và được nhiều người tìm đến. "Tùy việc chạy số lượt xem, lượt like hay xem livestream, giá sẽ khác nhau, nhưng nhìn chung là bao nhiêu cũng có", Nguyễn Đức Hùng, người vận hành PhoneFarm gần một tỷ đồng tại Quảng Ninh, cho hay.
Theo người này, mức tối thiểu cho 50 like trên Facebook có giá 2.250 đồng, tuy nhiên "càng nhiều càng có giá tốt". Với video, 1.000 lượt xem trên YouTube là từ 150.000 đồng tùy độ ngắn dài. "Facebook, TikTok rẻ hơn, do thuật toán không 'căng' bằng YouTube", anh Hùng nói. Trong khi đó, nếu dùng PhoneFarm để xem livestream, mức giá cho Facebook và TikTok vào khoảng 240.000 đồng cho 100 lượt xem, duy trì liên tục bốn tiếng. Tuy nhiên, con số này chỉ mang tính tương đối, còn tùy thuộc vào thỏa thuận trên thực tế.
Hoàng Sơn, cũng "chạy" dịch vụ tăng tương tác bằng PhoneFarm ở Đồng Nai, đưa ra mức giá thấp hơn là mỗi 1.000 lượt xem livestream duy trì một tiếng là 300.000 đồng, còn lượt thích Facebook, xem video YouTube, TikTok khoảng 3-4 đồng mỗi lượt, chạy không giới hạn theo nhu cầu. Người này tiết lộ mỗi tuần vẫn nhận 10-15 đơn hàng với giá trị từ vài trăm nghìn đồng đến hàng chục triệu đồng.
"Những người tìm đến thường là tài khoản mới lập, cần kích tương tác nhanh chóng, hoặc những ai cần 'làm đẹp' cho tài khoản, status của mình cho mục đích riêng. Thậm chí, giới nghệ sĩ, người nổi tiếng hoặc KOL cũng thường xuyên tìm đến dịch vụ", anh Sơn chia sẻ.
Việc chạy bình luận hay tạo chiến dịch seeding (nội dung tranh luận) hoặc quảng cáo có phần phức tạp hơn, do đó giá cũng cao hơn. Minh Hải, làm dịch vụ tương tác bằng PhoneFarm ở Nghệ An, cho biết mỗi đợt seeding đều có giá tiền triệu.
Tuy nhiên do những tương tác này không từ người thật, chuyên gia Hoàng Nam cho rằng chúng chỉ giải quyết được vấn đề "số đẹp", nhưng về lâu dài sẽ gây ra nhiều vấn đề như, ảnh hưởng đến thương hiệu, kết quả kinh doanh, khiến thương hiệu có thể bị ảnh hưởng nếu mạng xã hội "quét".
"Có những nhãn hàng thuê quảng cáo với số tiền lớn, cam kết tương tác 'khủng', nhưng thực tế không tiếp cận được nhiều", Nam kể.
Ngoài ra, nhiều người hiện nay có thói quen mua hàng online dựa trên số tương tác hoặc các đánh giá của người khác. Điều này có thể khiến họ gặp phải những cửa hàng online bán sản phẩm chất lượng kém, nhưng dùng tương tác ảo để mồi khách hàng, theo chuyên gia.
Trong khi đó, Hoàng Sơn cho biết việc tài khoản ảo bị các nền tảng quét là điều "xảy ra như cơm bữa", chủ yếu quét theo địa chỉ IP và bị đưa vào danh sách đen. Sau mỗi đợt như vậy, hệ thống sẽ cài đặt lại, tạo tài khoản mới. Phần mềm vận hành PhoneFarm cũng được cập nhật thuật toán để qua mặt. "Các công đoạn này không khó, thậm chí lách luật khá dễ", anh Sơn cho biết.
Hầu hết phần mềm vận hành PhoneFarm đều do bên thứ ba tại Việt Nam cung cấp hoặc "xào nấu" từ phần mềm Trung Quốc. "Phần mềm nuôi tài khoản chuyên nghiệp đa số do Việt Nam phát triển phù hợp với mạng xã hội trong nước, nhưng chi phí cao. Một số bên sẽ tìm đến phần mềm Trung Quốc, chỉnh sửa thuật toán bởi bản gốc chỉ hợp với mạng xã hội bên đó, vốn không có Facebook, YouTube".
Những người vận hành PhoneFarm thừa nhận họ đang có hành vi gian lận trên mạng xã hội. "Thực tế, tôi đang làm công việc mà các mạng xã hội không cho phép. Tuy nhiên, nhu cầu thị trường đang nở rộ và chưa bị pháp luật cấm", anh Hùng từng chia sẻ.
Tại họp báo của Bộ Thông tin và Truyền thông tháng trước, đại diện Cục An toàn thông tin cho biết thiết bị dạng này chưa thuộc diện cấm trong các quy định. Nếu muốn quản lý sẽ cần xây dựng quy chuẩn Việt Nam cho ngành hàng, thực hiện từng bước về góc độ quản lý lẫn kỹ thuật để kiểm soát, cấp phép.
"Chúng tôi nắm được các mạng xã hội cũng quan tâm vấn đề và có biện pháp kỹ thuật để hạn chế tương tác ảo qua các thiết bị này", Cục cho biết.
Các dịch vụ tăng lượt like liên tục bị các mạng xã hội như Facebook, Instagram siết chặt vì vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng, trong khi YouTube, TikTok cũng cấm sử dụng bot để tăng lượt xem và bình luận. Dù vậy, vấn đề khó được xử lý triệt để do các chương trình phần mềm cũng liên tục được cập nhật để qua mặt máy quét. "Các lượt view, lượt like từ dịch vụ PhoneFarm có thể bị các nền tảng quét và loại bỏ bất cứ lúc nào, còn tài khoản sử dụng dịch vụ này có nguy cơ bị khóa do gian lận", anh Nam khuyến cáo.
Bảo Lâm - Lưu Quý