Họa sĩ Đào Anh Thơ (nghệ danh CAT) đã tưởng mình không có liên quan gì tới nghề nghiệp của bố mẹ cho tới khi cô 32 tuổi. Trong những năm thơ ấu,ệnhxuấtphátcủahọasĩĐàoAnhThơgame bài kích hoạt sdt tặng tiền cô dường như "lững lờ trôi" trong thế giới nghệ thuật trình diễn của cha - nghệ sĩ Đào Anh Khánh, thế giới sơn mài của mẹ - họa sĩ Bùi Mai Hiên. Đào Anh Thơ đã không có bất cứ một lần nào có ý định cầm bút vẽ.
"Tôi không định theo nghề bố mẹ. Bố mẹ cũng không phát hiện ra tôi có năng khiếu vẽ hay yêu thích với mỹ thuật trong suốt thời thơ ấu", Đào Anh Thơ nói.
Thế nhưng, Đào Anh Thơ đã khai mạc triển lãm cá nhân MetaReverse - Tái sinhcủa mình vào tối 22.10 tại Lunet Art Galerie (63 - 65 Hoàng Diệu, Hà Nội). Triển lãm bao gồm 17 tranh sơn mài (kích thước 168 cm x 120 cm), 17 bức phác thảo bằng bút bi trên giấy, 6 bài thơ và 6 bài hát do cô sáng tác.
Cô cho biết đây là những tác phẩm lưu giữ câu chuyện và khoảnh khắc có tính dấu ấn trong cuộc đời nữ họa sĩ trong khoảng 2021 - 2022. "Tôi đã trải qua một biến cố lớn. Việc đối diện với tử thần cho tôi lòng can đảm và sức mạnh để sống đúng với con người thật của mình. Ở tuổi 32, tôi từ bỏ tất cả quá khứ, xóa bỏ toàn bộ mạng xã hội…, dồn toàn bộ năng lượng của trí não và cơ thể vào công việc sáng tạo", Đào Anh Thơ chia sẻ.
Từ bỏ quá khứ, đi theo "lệnh xuất phát" với tranh cũng có nghĩa là từ bỏ một chặng đường "mẫu mực" rất dài. Chặng đường đó bao gồm nhiều năm du học tại Mỹ, rồi lại Úc và kết thúc ở một vị trí trong ngành tài chính, nghề kiểm toán. "Ở Úc, lương của tôi là 2 tỉ đồng/năm sau thuế", Đào Anh Thơ nói.
Nhưng dường như những bảng số liệu vẫn lưu dấu trong Đào Anh Thơ qua cái nhìn logic và khả năng quản lý chi tiết. Tranh của Thơ có rất nhiều nét, cô dường như không tẩy xóa gì trong suốt 2 năm sáng tác đầu đời.
Những phác thảo vô số nét của cô tự nó cũng đã là một tác phẩm hoàn thiện. Ở phiên bản tiếp theo, cô tô màu, cũng có khi thay đổi một chút. Khi đặt cạnh nhau, Đào Anh Thơ có một cặp tác phẩm. Từ cặp tác phẩm bổ trợ ấy, công chúng có thể thấy hành trình sáng tác của cô đã diễn ra thế nào.
Với Ban trắng mẹ trồng, Đào Anh Thơ sử dụng nhiều lần họa tiết chim lạc trên trống đồng Đông Sơn. Cô thả những chú chim này vào núi đồi trung du, nơi mẹ cô đang ở. Những bông hoa ban trắng không nằm ở trung tâm bức tranh lớn mà dạt ra phía ngoài như một biên giới. Nó khoanh vùng, tạo ra một thế giới hoa ban.
Ở phiên bản chỉ dùng nét, có thể thấy rõ hình ảnh người phụ nữ gieo trồng thế giới hoa ban riêng. Còn ở bản màu, sự tương phản của những bông hoa trắng trên nền thế giới màu nóng của Đào Anh Thơ rất nổi bật.
Trong triển lãm lần này, Đào Anh Thơ cho thấy sự quan tâm đến đề tài phụ nữ một cách tự nhiên, nhưng hứa hẹn theo đuổi bền bỉ. Trong tranh của cô có thế giới phụ nữ biến ảo. Đó là người phụ nữ đã quan tâm hơn vị trí của mình, chỗ đứng cho cái tôi cá nhân của mình trong tác phẩm Kẻ đánh vợ.
Phiên bản chỉ dùng nét cho thấy cô vẽ những bàn tay nắm chặt, cánh tay được phóng rất to thể hiện cho sức mạnh đàn ông. Trên bàn tay này, cô đặt rất nhiều đôi mắt như cái nhìn chất vấn. Ở phiên bản màu, tác phẩm có những mảng màu rất vụn được đặt cạnh nhau, cho thấy sự xáo trộn cảm xúc của Đào Anh Thơ. Tuy nhiên, cũng từ đó có thể thấy nhân vật trong tranh đã chấp nhận nỗi đau để bước ra khỏi nỗi đau.
Với MetaReverse - Tái sinh có thể thấy mong muốn bộc lộ cá nhân, mong muốn xây dựng "vũ trụ" riêng của Đào Anh Thơ. Một "lệnh xuất phát" của chính cô trong hội họa. Cũng có thể thấy thế mạnh của cô trong sáng tác hiện nay. Đó là sức mạnh của đường nét, rất nhiều đường nét chi tiết. Bảng màu của cô cũng rất sinh động, ấm nóng, uyển chuyển. Kỹ thuật sơn mài của cô cũng sáng tạo trên nền những bí quyết mẹ hướng dẫn.
Tranh của Đào Anh Thơ cho cảm giác của sự gần gũi với đồ họa. Vì thế, rất có thể, sau này công chúng sẽ được xem phiên bản thứ 3 của các tác phẩm mà cô sáng tác. Đó là phiên bản tranh in. Về điều này, Đào Anh Thơ cho biết, cô chưa có kế hoạch cụ thể, tuy nhiên cũng không loại trừ khả năng này. "Nhiều người xem tranh cũng hỏi tôi về việc làm tranh in, tranh khắc", Đào Anh Thơ nói.